Kinh nghiệm xây dựng gia đình nhiều thế hệ gắn kết phát triển bền vững trong đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn thị trấn Thông Nông
Việc xây dựng gia đình nhiều thế hệ gắn kết phát triển bền vững trong gia
đình nhất là đối với gia đình đồng bào dân tộc Mông có vai trò hết sức
quan trọng và cần thiết.
Việc xây dựng gia đình nhiều thế hệ gắn kết phát triển bền vững trong gia
đình nhất là đối với gia đình đồng bào dân tộc Mông có vai trò hết sức
quan trọng và cần thiết.
(Gia đình Ông Vương Văn Tu đang họp gia đình)
Gia đình Ông Vương Văn Tu hiện nay đang cư trú tại tổ dân phố 3, thị trấn Thông Nông gồm 3 thế hệ
cùng sinh sống dưới 1 mái nhà (02 vợ chồng, 2 con và 2 cháu) điển hình và tiêu biểu cho việc xây dựng gia đình nhiều thế hệ gắn kết phát triển bền vững, mối quan hệ trong gia
đình luôn được các thành viên trong gia đình chú trọng.
(Gia đình Ông Vương Văn Tu đang ăn cơm)
Trong quan hệ
gia đình đồng bào dân tộc Mông, cụ thể như gia đình ông Vương Văn Tu luôn
tôn trọng sự điều hành của người lớn tuổi như cụ kỵ, ông bà, trưởng dòng họ 1
cách rất chặt chẽ, các con, cháu trong gia đình tôn trọng bố mẹ, ông bà, nề nếp
gia phong hòa thuận. Hiện nay trong sinh hoạt hằng ngày, gia đình Ông vẫn luôn
duy trì sử dụng tiếng nói dân tộc Mông trong giao tiếp để bảo ban con cháu, dạy
con cháu trong gia đình như kỹ thuật về cách thêu thùa và học thuộc các Làn điểu
dân ca dân tộc Mông và các lời khuyên bảo con cháu sống tốt, sống có trách nhiệm
với gia đình, dòng họ với xóm làng, nghĩa vụ với quê hương được các thế hệ trước
truyền đạt lại. Trong gia đình Ông tất cả các công việc như chi tiêu mua sắm,
lao động gia đình...đếu có sự bàn bạc thống nhất giữa các thành viên để phân
công hợp lý theo lứa tuổi, giới tính đảm bảo bình đẳng giữa các thành viên
trong gia đình. Mối quan hệ gia đình luôn được các thành viên trong gia đình
chú trọng, bản thân 2 vợ chồng Ông luôn tôn trọng, lắng nghe ý kiến của các
con, cháu khi cần giải quyết một cộng việc chung nào đó trong gia đình, qua
phân tích, đánh giá trên cơ sở thống nhất chung mới đưa ra giải pháp thực hiện
cuối cùng trên cơ sở được sự thống nhất của tất cả các thành viên. Có kế hoạch
cụ thể để làm các công việc hàng ngày như việc nào làm trước việc nào làm sau,
việc nào cần các thành viên cùng hỗ trợ để mới hoàn thành... đều được các thành
viên trong gia đình biết để nắm được thông tin và tham gia hỗ trợ. Các con, cháu trong gia
đình ông trong gia đình đều được nêu ý kiến về các công việc trong cuộc họp gia
đình sau bữa ăn tối và lấy ý kiến trao đổi thống nhất để cùng thực hiện. Đối với
việc sử dụng tài chính gia đình Ông luôn thống nhất mức đóng góp sinh hoạt phí
tùy theo khả năng thu nhập của các thành viên như tiền điện, tiền thực phẩm đều
được sử dụng từ quỹ chung của gia đình và tính phần góp công sức của các thành
viên có thu nhập.


Gia đình ông Vương Văn Tu hiện nay phân công lao động giữa các thành viên rõ ràng, 2 vợ chồng 2 con và 2
cháu đều có nhiệm vụ hỗ trợ lẫn nhau trong sinh hoạt gia đình, hiện nay theo
nhu cầu cuộc sống và theo tập quán sản xuất của dân tộc Mông, gia đình Ông Tu cũng
tham gia chăn nuôi Bò vỗ béo, hiện nay gia đình đã phát triển vỗ béo gia súc
theo hướng hàng hóa, cụ thể là chăn nuôi 5 con Trâu Bò vỗ béo với hình thức là
nuôi nhốt theo quy mô chuồng trại kết hợp với chăn nuôi Lợn, Gà, trồng Ngô và
các loại rau màu. Mọi hoạt động sản xuất chăn nuôi trong gia đình ông các thành viên
đều tham gia hỗ trợ từ lấy cỏ chăm sóc bò và cho bò ăn được phân công rõ ràng, các
thành viên luôn đoàn kết hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau để hoàn thành được công việc
chung.
Các công việc thường ngày của gia đình ông Vương Văn Tu
Việc học của
các con, cháu trong gia đình luôn giữ vị trí quan trọng, các cháu nhà Ông Tu hiện
đang học tiểu và trung học cơ sở, việc học tại gia đình luôn được các thành viên trong gia đình Ông quan tâm, đôn đốc nên kết quả học tập của các cháu rất cao, hằng năm được
nhà trường, tổ dân phố khen thưởng, trong gia đình luôn khích lệ và có món quà
nhỏ tặng các cháu mỗi khi các cháu được thành tích cao trong học tập vì thế các
cháu nhà tôi rất ngoan và tôn trọng bố mẹ, ông bà. Bản thân người lớn trong gia đình Ông cũng thường xuyên đọc sách, đọc báo... vừa để giải trí và vừa để
có kiến thức cuộc sống đồng thời cũng tạo ra một môi trường học tập trong gia
đình để các cháu nhìn và noi gương theo.
Vườn cây ăn quả của gia đình ông Vương Văn Tu
Trong quan hệ
Làng xóm, dòng họ gia đình Ông Tu hiện tại đang sinh sống tại tổ dân phố 3, thị trấn
Thông Nông, Bản thân Ông được tin tưởng, được các hộ dân trong tổ bầu giữ chức vụ tổ
trưởng tổ dân phố; trong công tác quan hệ xã hội, tôi và gia đình luôn nhận được
sự quan tâm hỗ trợ, giúp đỡ và động viên, quan tâm rất lớn từ các hộ gia đình
trong tổ dân phố. Gia đình Ông Tu con cái và các cháu có công ăn việc làm ổn định,
các cháu được học hành đầy đủ, trong các năm gia đình tôi luôn được bầu chọn là
gia đình văn hóa và gia đình tiêu biểu văn hóa 3 năm liên tục và được cấp trên
ghi nhận và khen thưởng. Với kinh nghiệm về chăn nuôi gia đình Ông Tu cũng đã hỗ
trợ giúp đỡ các hộ gia đình xung quanh về kinh nghiệm sản xuất hỗ trợ kỹ thuật
vỗ béo gia súc để vật nuôi ngày càng lớn nhanh, phòng bệnh hiệu quả. Hướng dẫn
giúp đỡ các hộ gia đình xung quanh làm kinh tế để thoát nghèo, hiện tại trong tổ
dân phố 3 chỉ còn 2 hộ nghèo. Các hộ gia đình luôn đoàn kết để phát triển kinh
tế.
Từ thực tế
trên đễ xây dựng gia đình nhiều thế hệ gắn kết phát triển bền vững chúng ta phải:
1. Xây dựng
gia đình nhiều thế hệ có hiệu quả thì mỗi thành viên cần phải đoàn kết trên cơ
sở tôn trọng lẫn nhau, phải làm cho nhau hiểu và hỗ trợ nhau hướng đến vì mục
tiêu chung của gia đình.
2. Làm cho các
thành viên hiểu và biết được vị trí, vai trò và trách nhiệm của mình trong gia
đình, đồng lòng tập trung phát triển kinh tế hộ.
3. Hỗ trợ, khích lệ khuyến học trong
giáo dục, tôn trọng nêu gương tốt cho các thành viên trong gia đình noi theo. Đây
chính là những chìa khóa để xây dựng gia đình nhiều thế hệ bền vững.